093 133 14 40

Yến chưng, món ăn đại bổ nhưng không phải ai cũng có thể dùng

Yến chưng là một món ăn bổ dưỡng thường được nhiều gia đình chọn mua sử dụng, không chỉ vậy, đây còn là món quà sức khỏe, vô cùng phù hợp dùng tặng trong các dịp lễ, tết, tặng cho khách hàng, người thân và đặc biệt thường sử dụng khi đi thăm bệnh. Tuy là món ăn bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Vậy cụ thể những ai không nên ăn yến chưng và nguyên nhân vì sao? Cùng Ghiền Food tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Những ai không nên ăn yến chưng?

Yến chưng có vị ngọt nhẹ, tính bình, giúp bồi bổ, với công dụng giúp tăng đề kháng và phục hồi sức khỏe, cải thiện giấc ngủ, giúp kích thích vị giác và tăng hấp thu, dưỡng da, đẹp dáng, tăng cường sinh lực và giúp minh mẫn hơn, hỗ trợ cải thiện trí não và tăng khả năng tập trung hiệu quả, hỗ trợ tốt trong việc điều trị một số bệnh,…Vậy nên cũng không mấy lạ lẫm khi có nhiều người chọn mua yến chưng để sử dụng và làm quà tặng. Nhưng khoan vội vàn sử dụng vì sẽ có những ai đó thuộc đối tượng không nên ăn yến chưng, bạn cần lưu ý mình có thuộc trong những trường hợp sau đây không đã nhé!

Trẻ nhỏ dưới 7 tháng tuổi

Trong danh sách những ai không nên ăn yến chưng thì trẻ em dưới 7 tháng tuổi là được lưu ý đầu tiên.Trong giai đoạn dưới 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu.Hầu như dinh dưỡng chính của con là từ sữa mẹ hoặc bổ sung sữa công thức ngoài cho con.

Việc bổ sung yến chưng cho trẻ dưới 7 tháng tuổi không chỉ không đem lại hiệu quả của sản phẩm còn còn gây phí phạm, thậm chí có thể tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của con.

Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu và mới sinh

Yến sào là món ăn vô cùng bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, nhưng bạn không nên ăn yến chưng trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và sau sinh nhé.

-Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là lúc cơ thể của người phụ nữ đang bị thay đổi hóc môn, dễ buồn nôn, ăn uống khó khăn nên cơ thể sẽ yếu hơn và khó dung nạp. Vậy nên bạn có thể bổ sung yến chưng vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Đồng thời sử dụng yến chưng trong thời gian này cũng giúp nạp dinh dưỡng cho thai nhi vô cùng hiệu quả.

-Đối với phụ nữ sau sinh thì giai đoạn này bạn càng không nên ăn yến chưng bởi cơ thể vừa sinh rất yếu. Khi sử dụng yến chưng sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dư đạm,…. 1 tháng sau sinh bạn có thể yên tâm sử dụng thêm yến chưng, nhưng hãy cân nhắc liều lượng hợp lý, nếu sử dụng nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng cân sau sinh.

Người có hệ tiêu hóa đang yếu

Cũng như 2 trường hợp trên, người có hệ tiêu hóa đang yếu cũng nằm trong danh sách “những ai không nên ăn yến chưng”. Đúng là khi sử dụng yến chưng, ngoài công dụng tăng cường đề kháng hiệu quả, yến chưng cũng giúp cải thiện vấn đề hấp thu dinh dưỡng qua thành ruột, hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng ở một số đối tượng. Nhưng bạn hãy lưu ý rằng người có thể trạng xanh xao, gầy yếu thì hệ tiêu hóa sẽ rất yếu, kém hấp thu và hầu như không thể hấp thu được lượng lớn dinh dưỡng có trong yến chưng. Vậy nên với đối tượng này, bạn cần điều chỉnh lại liều lượng hợp lý để giúp người dùng từ từ cải thiện, tránh sử dụng dồn dập gây áp lực cho hệ tiêu hóa, cũng như không hấp thu được toàn bộ lượng dinh dưỡng của yến.

Người đang sốt cao, đau bụng, đau đầu

Yến sào với tính bình, có vị ngọt và đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe, nhưng với những người đang sốt cao, đau bụng, đau đầu thì tạm thời không nên sử dụng. Sử dụng yến chưng lúc này sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn dinh dưỡng, khiến cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng để có thể tiêu hóa được hết. Ngoài ra, khi được bác sĩ chẩn đoán thuộc các bệnh như phong hàn, cảm mạo, phong nhiệt, đầy bụng, tiêu chảy, sốt thực nhiệt… thì cũng thuộc danh sách “những ai không nên ăn yến chưng”.

Người đang mắc bệnh viêm cấp tính

Với những bệnh nhân đang mắc bệnh như: viêm phế quản cấp, viêm da, viêm đường tiết niệu,… thì không nên ăn yến chưng. Yến sào tuy giúp phục hồi sức khỏe, nhưng chỉ nên sử dụng khi cơ thể đang ổn định. Nếu cố gắn bổ sung yến sào vào thời điểm này, bệnh tình còn có thể chuyển biến nặng hơn.

 Một số lưu ý khi sử dụng yến chưng để đảm bảo hiệu quả

Tuy yến chưng là một món ăn ngon, bổ dưỡng, nhưng nó chỉ thật sự đem lại hiệu quả và lợi ý khi bạn sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Hãy ghi chú lại một số lưu ý sau để có thể giúp bổ sung yến chưng một cách hiệu quả:

  • Sử dụng yến sào đúng lúc: Ngoài việc tìm hiểu những công dụng cũng như những ai không nên ăn yến chưng thì việc sử dụng yến sào đúng lúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của tổ yến. Với lượng dinh dưỡng dồi dào, yến chưng chỉ có thể được hấp thu toàn bộ khi bạn sử dụng vào lúc đói, bụng trống. Bởi khi bụng no, cơ thể đang phải tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của các món ăn khác, khi nạp yến chưng vào lúc này, lượng dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thu hết, gây giảm giá trị của yến cũng như gây phí phạm.

  • Không sử dụng yến tùy ý: Tuy yến chưng là món ăn lành tính, bổ dưỡng, nhưng không vì thế mà chúng ta sử dụng một cách vô tội vạ. Điển hình như những trường hợp nằm trong danh sách những ai không nên ăn yến chưng thì càng không nên sử dụng. Bổ sung yến chưng vào lúc này không chỉ không khiến sức khỏe tốt hơn, đôi khi còn gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, khiến cơ thể thêm mệt mỏi và bệnh trở nặng.

  • Nên sử dụng cách ngày: Nhiều người sẽ có suy nghĩ rằng ăn yến chưng thường xuyên thì cơ thể sẽ càng khỏe mạnh, không bổ ngang thì cũng bổ dọc,… Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lệch. Khi sử dụng yến quá nhiều, đối với người khỏe mạnh, trẻ tuổi thì sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Nhưng đối với người lớn tuổi,một số trường hợp thuộc danh sách những ai không nên ăn yến chưng,…. thì khi nạp một lượng lớn dinh dưỡng liên tục sẽ dễ gây ra tình trạng hệ tiêu hóa làm việc quá tải, lâu dài gây khó tiêu, chướng hơi, đầy bụng,…Để sử dụng hiệu quả nhất, tốt nhất nên sử dụng 1 tuần từ 2-3 lần, mỗi lần tầm 3g yến.

  • Không nên chưng yến quá lâu, chưng càng lâu, sợi yến càng nhão và mất đi giá trị dinh dưỡng của yến sào. Thời gian chưng yến phù hợp là khoảng 30 phút.

  • Chỉ bổ sung yến chưng khi bệnh: Như đã nói trên, khi bạn đang bệnh, cơ thể đang rất yếu, cần nạp lượng nhỏ dinh dưỡng để cơ thể dần phục hồi và tránh gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa. Thay vì đợi đến khi bệnh mới sử dụng, bạn có thể chọn bổ sung yến sào đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt, cảm mạo hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý, yến chưng không thể sử dụng khi bạn rơi vào trường hợp trong danh sách những ai không nên ăn yến chưng phía trên nhé!

Liều lượng sử dụng yến chưng hợp lý

Bên cạnh việc hạn chế sử dụng món ăn này cho những ai không nên ăn yến chưng thì việc sử dụng yến với liều lượng hợp lý cũng rất cần thiết.

  • Đối với trẻ nhỏ: bé từ 1 tuổi có thể sử dụng từ 50g trên 1 tháng và nên sử dụng cách ngày cho bé dùng. bé trên 3 tuổi có thể dùng khoảng 100g trên 1 tháng, mỗi lần dùng từ 5-7g yến và dùng cách ngày.

  • Với người có sức khỏe ổn định: bạn có thể duy trì sử dụng 2-3 lần trên tuần và mỗi lần dùng tầm 5g.

  • Với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ: 3 tháng đầu và sau sinh 1 tháng là thời điểm không nên sử dụng yến chưng. Từ tháng thứ 4- 7 trong thai kỳ và sau sinh 2 tháng thì bạn có thể dụng từ 5-7g cho một lần và sử dụng cách ngày.

  • Với người lớn tuổi: bạn nên sử dụng từ 5-7g cho mỗi lần và dùng cách ngày. Sử dụng yến chưng đều đặn sẽ giúp người lớn tuổi có một sức khỏe ổn định hơn, đặc biệt tốt cho trí nhớ và giúp tinh thần minh mẫn.

Với bài viết trên, Ghiền Food mong rằng các bạn có thể áp dụng đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng sử dụng để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời lưu ý không sử dụng yến chưng cho các đối tượng thuộc trường hợp trên nhé.

Ngoài ra, để mua được yến chưng sẵn uy tín – chất lượng, bạn có thể mua ngay yến chưng nhà Baby Nest. Với công thức dinh dưỡng tiêu chuẩn cùng tỉ lệ 20% yến tươi cao cấp, sử dụng đều đặn 2-3 hũ mỗi tuần sẽ giúp bạn và những người thân có một sức khỏe tốt. Liên hệ ngay 0931 331 440 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng!

Xem thêm:

Yến chưng Baby Nest có pha thêm mủ trôm không?

Bạn có biết 1 tai yến chưng bao nhiêu nước là đảm bảo dinh dưỡng nhất?

Mẹ Có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn yến?

2 thoughts on “Yến chưng, món ăn đại bổ nhưng không phải ai cũng có thể dùng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *